9916 lượt xem
Cập nhật lần cuối : 26/05/2021 by STANDA
Chập điện là gì? Nguyên nhân của hiện tượng chập mạch điện là gì? Ổ điện bị cháy phải khắc phục thế nào? Cách phát hiện và phòng chống chập điện hữu hiệu nhất!
>>> Xem ngay ổn áp Standa 10KVA loại phổ biến nhất!
Chập điện là hiện tượng xảy ra khi một phần dòng điện có dây dẫn điện dương chạm vào một dây trung tính hoặc một phần của mạch và cho điện trở thành một đường dẫn ít điện trở. Điện trở dây dẫn tăng lên đột ngột làm cháy dây dẫn sinh ra lửa điện và làm hủy hoại các thiết bị điện.
Việc chập cháy điện là một trong những nguy hiểm khôn lường tới tính mạng của con người cũng như tài sản bởi chập điện thường kéo theo hỏa hoạn. Có không ít các tai nạn thương tâm do chập điện xảy ra hàng ngày được đưa tin trên các phương tiện truyền thông.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chập điện. Tuy nhiên chúng tôi xin liệt kê ra một vài nguyên nhân chính ở đề mục bên dưới!
Đây là nguyên nhân đầu tiên và có tỉ lệ cao nhất phát sinh khiến cháy hệ thống điện. Các pha chập vào nhau, hoặc dây pha chạm đất làm điện trở dây dẫn giảm, cường độ dòng điện tăng lớn đột ngột dẫn tới cháy cách điện dây dẫn, phát sinh tia lửa điện gây cháy thiết bị điện.
Hiện nay các thiết bị điện trong mỗi gia đình đều được sử dụng với hiệu suất cao. Khi cùng một thời điểm bạn sử dụng các thiết bị điên đồng loạt sẽ khiến khiến cho nguồn điện nhà bạn bị quá tải và khiến điện bị chập cháy.
Tình trạng này xảy ra phổ biến nhất trong mùa hè. Bởi đây là thời điểm các thiết bị điện có công suất cao như điều hòa, quạt làm mát hoạt động hết công suất
Khi mối nối lỏng, hở sẽ có hiện tượng tia lửa điện, được phóng qua không khí gây cháy. Trường hợp này thường xảy ra khi dây dẫn không liền mạch, được đấu nối với nhau không cẩn thận.
Các thiết bị điện tỏa ra nhiệt lượng lớn như lò sưởi, bàn là, máy sấy…là một trong các tác nhân chính ở trường hợp này. Nếu không chú ý, rất có thể đây là mối nguy hại dẫn đến cháy điện.
Ổ cắm và phích cắm không tương thích với nhau có thể là do quá lỏng hay qua chặt cũng có thể dẫn đến tình trạng bị hở điện và gây chập điện cục bộ.
– Dây điện trần sử dụng ở bên ngoài nhà có khoảng cách xa nhau tầm 0.25 m.
– Các mối nối vào thiết bị phải chắc chắn không hở không chạm vào nhau, dùng băng dính quấn kín. Nối vào mạch ở 2 đầu dây pha và trung tính không được chồng lên nhau. Không sử dụng dây thép, đinh… để buộc, giữ cố định dây dẫn điện.
– Khi lắp đặt phải chọn tiết diện dây dẫn phù hợp với dòng điện của phụ tải. Không dùng nhiều thiết bị điện có công suất lớn vượt quá khả năng chịu tải của dây dẫn.
– Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ của thiết bị tiêu thụ, điện, kiểm tra vỏ bọc, cách điện dây dẫn, nếu có hiện tượng quá tải thì phải khắc phục ngay.
– Sử dụng cầu chì và dùng aptomat cho đường dây điện chính.
– Chọn mua những thiết bị ổ cắm và phích cắm tương thích với nhau, cách điện tốt.
– Không nên để các thiết bị tỏa nhiệt như bàn là, bếp điện ở gần những vật dễ bắt lửa.. Đồng thời không sử dụng bàn là, bếp điện khi không có người trông nom.
– Không dùng bóng đèn điện để sấy quần áo hoặc ủ chăn sưởi ấm, các dụng cụ này phải để cách xa vật cháy tối thiểu 0,5 m.
>>> Tham khảo ngay ổn áp Standa 7,5KVA cho gia đình có 01 điều hòa sử dụng!
Bình luận trên Facebook